Thành phẩm

Cao su thành phẩm

Khai thác

Phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ khai thác mủ cao su

Chế biến

Kỹ thuật, công nghệ chế biến mủ cao su

Trồng cao su

Kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác rừng cao su

Vật liệu cao su

Các loại vật liệu từ cao su

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Nông dân Bình Phước “vàng mắt” trước mùa thu hoạch cao su

Nông dân Bình Phước  “vàng mắt” trước mùa thu hoạch cao su. - Giá mủ hiện đã xuống thấp nhất trong gần 10 năm qua, dao động từ 280 đến 330 đồng/độ. Mùa thu hoạch cao su đã đến nhưng hầu hết các hộ dân vẫn băn khoăn có nên tái đầu tư để mở miệng cạo hay không.

Bình Phước 10 năm trở lại đây, diện tích trồng cao su tăng đột biến. Từ năm 2002 đến 2012, giá cao su ổn định và tăng dần sau mỗi kỳ khai thác. Nhờ cao su được giá, kinh tế người dân phát triển mạnh, cuộc sống sung túc hơn. Nhưng 2 năm trở lại đây, “đời không còn như mơ” với các chủ vườn cao su nữa.

Theo khảo sát sơ bộ, đến ngày 20/5/2014, giá mủ chung tại Bình Phước chỉ khoảng 290 đồng/độ. Với giá này, tiền thu mủ không đủ trả công cạo, chưa tính đến đầu tư phân bón, chăm sóc vườn cây…
Giá mủ cao su lao dốc  khiến nông dân Bình Phước lao đao

Giá mủ cao su lao dốc  khiến nông dân Bình Phước lao đao


Ngao ngán trước mùa thu hoạch

So năm 2012, giá mủ cao su tại thời điểm này đã giảm gần 70%. Năm 2013, thời điểm đầu vụ khai thác giá 1 kg mủ nước khoảng 450 đồng/độ, sau đó giảm còn 400 đồng, cuối mùa chỉ còn 350 đồng/độ. Năm nay, bắt đầu vào vụ khai thác nhưng giá chỉ dao động từ 280 đến 300 đồng/độ. Vì thế, thời điểm này các vườn cao su tiểu điền ở Phước Long, Bù Gia Mập, Hớn Quản, Chơn Thành, Đồng Phú vẫn chưa thu hoạch. Bởi lẽ, nếu mở miệng cạo là đồng thời với đầu tư phân bón, kiềng máng và chuẩn bị nhân công. Tuy nhiên, với giá mủ hiện nay, tiền thu không đủ phí cạo.
Với những “đại gia cao su”, giá xuống 2 năm liền chưa thể “gục ngã” được, họ chấp nhận đóng miệng cạo, không thu hoạch, để dưỡng cây và hạn chế bù lỗ trả lương công nhân. Nhưng với hàng ngàn nông dân – chủ các vườn cao su nhỏ lẻ, giấc mơ “vàng trắng” đã khiến họ trở nên “vàng mắt” tự lúc nào!

Ông Lê Văn Việt có 3 ha cao su ở thôn 7, xã Long Giang (TX. Phước Long) cạo năm thứ 4, đến thời điểm này vẫn chưa chuẩn bị cho thu hoạch. Ông Việt cho biết: “Năm ngoái giá thấp, đầu mùa hơn 450 đồng/độ, giữa mùa còn 300 đồng/độ nhưng vẫn cạo vì còn đủ trả tiền thuê người cạo, dư một ít chi tiêu cho gia đình. Năm nay, giá quá thấp mà giá thuê người làm vẫn tăng, hiện khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng/người. Với giá mủ chưa tới 300 đồng/độ mà thuê người cạo thì chẳng thu được đồng nào”. Ông Việt băn khoăn giá mủ đầu mùa năm nay thấp như vậy, không biết giữa mùa sẽ như thế nào, chưa kể bỏ phân chăm sóc cây trước mùa thu hoạch phải 4,5 triệu đồng/tấn/3 ha.

Chặt cao su và…không biết trồng cây gì!

Cách đây 5 năm là thời kỳ đỉnh điểm của giá mủ cao su, nhiều người dân đã chạy theo phong trào chuyển đổi canh tác, cưa điều, tiêu, cà phê và trồng cao su với mong muốn đổi đời. Kéo theo đó là hàng loạt khâu đầu tư cho vườn cao su đội giá lên, như: Công lao động, cây giống, phân bón, thuốc trị bệnh… Và sau 2 năm, giá cao su liên tục lao dốc, rất nhiều nông dân tiếp tục nghĩ đến chuyện “chuyển đổi cây trồng” bằng cách… cưa vườn cao su để tìm kiếm loại cây trồng khác cho thu nhập cao hơn.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Thanh Long ở thôn Bình Đức 2, xã Đức Hạnh (Bù Gia Mập). Gia đình ông Long vừa cưa 1 ha cao su đang cho thu hoạch để trồng điều và bơ. Ông Long trải lòng: Khó thì cũng đã khó rồi nên bỏ thêm 3 năm nữa sẽ được thu hoạch điều và bơ. Ngồi chờ cao su lên giá không biết đến khi nào!

Ông Trịnh Văn Hưng ở đội 9, xã Đa Kia (Bù Gia Mập) có 7 sào đất 6 năm trước là điều đang cho thu hoạch, ông Hưng đã cưa đi để trồng cao su. Nay cao su đến kỳ thu hoạch, giá mủ lại quá thấp nên ông Hưng đang không biết phải “xử lý” thế nào. Ông không biết nên giữ, hay lại cưa bỏ để trồng cây khác! Nhiều gia đình ở Bù Gia Mập, Bù Đăng, Hớn Quản không biết phải trồng cây gì nhưng vẫn cưa vườn cao su.

Cũng như ông Long, rất nhiều nông dân đã quyết định cưa vườn cao su để trồng cây khác. Nhiều vườn cao su già vẫn có thể thu hoạch thêm vài năm, nhưng đã bị thanh lý sớm để trồng điều. Ông Nguyễn Văn Tuấn ở đội 3, xã Bình Tân (Bù Gia Mập) vừa cưa 2,8 ha cao su có thể cho thu hoạch thêm 5 năm nữa để trồng điều và mít. Ông giải thích: “Nếu giữ lại vườn cao su cũng chẳng được bao nhiêu, không bõ công cạo nên thanh lý sớm. Tôi mua giống mít mới về trồng, chỉ một năm là cho thu hoạch, trồng xen trong vườn điều. Đến lúc cả 2 cây cùng cho thu, chắc chắn sẽ cao hơn cao su”.

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su

Tin cao su xin giới thiệu tới quý bà con  Kỹ thuật trồng cây cao su căn bản


I/-ĐẶC TÍNH:

1- Điều kiện sinh thái:


Đất đai: do rể trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sâu,mực nước ngầm sâu>1m.Thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Hàm lượng hữu cơ>2,5% rất thích hợp cho cao su. + Vùng đất đỏ:hàm lượng hửu cơ cao khoảng 2,6%. + Vùng đất xám;nghèo hữu cơ (khoảng 1%),do đó trồng cao su trên đất xám phải bón nhiều hữu cơ. – Cao su ưa đất hơi chua, pH thích hợp là 4,5-5,5. Nếu pH>6,5 thì đất quá nhiều bazờ ,có thể độc hại cho cây cao su.

Kỹ thuật trồng cây cao su căn bản

2- Yêu cầu chất dinh dưỡng:


- Cao su cần N,P,K S,B,Cu,Zn,Fe,Mn…Tuy nhiên nhiều Cu và Mn sẽ làm giảm chất lượng mủ.

- Phần lớn đất trồng cao su là đất xám,qua nhiều năm bị rửa trôi,nên chất hửu cơ thấp và thường thiếu vi lượng.

- Đất phải có nhiều sinh vật (như giun đất),nhiều VSV( như vi khuẩn Nitrat hóa, mùn hóa)

II/-KỸ THUẬT TRỒNG CAO SU:


1-Mật độ khoảng cách:

-Mật độ: 450 cây/ha. 
Khoảng cách: 6 x 3 m. 
Đào hố: 70 x70 x 70 cm

-Bón phân hố: – 10 kg phân chuồng ( hoặc 1kg phân Hữu cơ sinh học HVP-ORGANIC)-  0,2 kg Super Lân / hố.

 2-Cách trồng:

- Trồng tum ghép:tức là bằng gốc rể trần. Cắt rể đuôi chuột,chỉ để dài 60cm; cắt rể bàng sát nách rể trụ. Xử lý bằng chất kích thích ra rể NAA sẽ giúp rể mọc nhanh và nhiều. Dùng tum trần 18 tháng, hoặc tum cắt cao trên 30 tháng(là biện pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản vài năm)

- Trồng bầu trong túi polyetylen: dùng túi 30x 60 cm,đất trong túi đủ sét để bầu khỏi vở khi cắt bỏ túi.

III/-CHĂM SÓC VƯỜN CAO SU THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN:

1. Trồng cây họ đậu che phủ đất: 
Trồng sục sạc,đậu ma,cốt khí…nên trồng giữa 2 hàng cây,cách xa gốc 1,5 m.

2. Diệt cỏ dại:
 
Mỗi năm 3 lần,dung cơ giới diệt cỏ giữa 2 hàng cây vào đầu và cuối mưa. Hoặc dùng thuốc diệt cỏ :P araquat , Glyphosate , Dalapon…

3. Cắt chồi, tỉa cành:  
Cắt bỏ chồi mọc từ gốc ghép và các chồi mọc dọc than trong phạm vi 3m để tạo than nhẳn nhụi. Khi cây cao quá 3 m,nếu mọc cành nhiều thì tỉa bớt,chừa lại 3-4 cành khoẻ. Khi cây 3 năm tuổi, nếu cành lá quá um tùm,tán quá lớn thì tỉa bớt.

4. Xới xáo, tủ gốc: 
Dùng cỏ khô, lá cây tủ gốc dày 1 lớp 10cm , cách gốc 10cm,phía trên phủ lớp đất mõng 5cm. Chú ý phát hiện mối phá hại.

5- Bón phân:

- Trong kiến thiết cơ bản,cao su phát triển thân lá mạnh để bước vào giai đoạn khai thác mủ. Vì vậy nhu cầu phân khá lớn,nhiều chất,đăc biệt là NPK,Ca,Mg,và các vi lượng.
- Nên chia lượng phân thành nhiều đợt bón / năm: 2-3 đợt vào đầu mưa và cuối mưa.
- Cách bón:

+Từ năm thứ1-năm 4: cuốc rảnh hình vành khăn theo hình chiếu tán,bón vào.

+Từ năm thứ 5 trở đi: cao su đã giao tán,làm sạch cỏ,rải phân thành băng rộng 1m giữa 2 hàng cây,xới nhẹ lấp phân,tránh đứt rể.

 -  Lượng phân:
Cho cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản (g/cây)



Tuổi cây N P2O5 K2O MgO H.cơ HVP-ORGANIC chuyên cao su
Dưới 1năm 8 (7gUrê/cây) 14(45gApatid) 8(13gK2SO4) 2 200g/cây
Từ 1-3 năm 9(19gUrê/cây) 16(53gApatid) 8(13gK2SO4) 2 300g/cây
Từ 4-6 năm 10(22gUrê/c) 10(34gApatid) 7(12gK2SO4) 500g/cây


3. Cách bón:

Trộn đều NPK và Hữu cơ rải thành băng rộng 1-1,5m giữa 2 hàng cao su.    

Nên bón 2/3 lượng phân vào đầu mưa(tháng 5-6) , phần còn lại bón vào cuối mưa (tháng 9-10)

Kính chúc quý bà con nông dân thành công.  

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Bón phân NPK Văn Điển cho cây cao su

Bón phân NPK Văn Điển cho cao su - Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây cao su. Các nhà khoa học đưa ra các ngưỡng, lấy kết quả từ phân tích dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg trong lá để biết được cây cao su trên từng loại đất thừa và thiếu loại dinh dưỡng nào.

 Bón phân NPK Văn Điển cho cao su


Nhu cầu dinh dưỡng

Hiện nay cây cao su được mở rộng phát triển từ phía Nam lên tới tận các tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích 0,5 triệu ha trên các loại đất có tầng canh tác từ >0,6m.

Tầng canh tác đất chủ yếu là bazan xám, đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến, đất xám phát triển trên đá granit, đá gốc làm cho bộ rễ không ăn được sâu, nghèo lân dễ tiêu, sắt nhôm di động cao do đất bị khai thác trồng sắn, nương rẫy cũ bị xói mòn trôi rửa, có khả năng giữ chặt lân khi bón những loại lân dễ tan trong nước vào đất, làm giảm hiệu lực của phân lân, nhiều vùng đất chua pH thấp 3,8- 4,2 lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, bo và những chất vi lượng.

Nghiên cứu cho thấy, cây cao su phát triển được trên đất có pH từ 4,5 – 7, tối ưu là 5,0 – 6,5.
Bón NPK Văn Điển cho cao su

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây cao su khoẻ, nhựa dẻo…

Cây cao su sử dụng rất nhiều chất dinh dưỡng, ngoài lượng lớn (phân đa lượng) là đạm (N), lân (P), kali (K), các chất dinh dưỡng khác (trung và vi lượng) cũng không thể thiếu như canxi (CaO); magiê (MgO); kẽm, mangan, bo…

Thiếu chúng sẽ hạn chế năng suất và chất lượng mủ. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây cao su. Để biết được cây cao su trên từng loại đất thừa và thiếu loại dinh dưỡng nào, các nhà khoa học đưa ra các ngưỡng, lấy kết quả từ phân tích dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg trong lá theo mức thừa, cân bằng, thiếu và rất thiếu (%):

- Mức thừa (N>3,74; P>0,26; K>1,5; Ca>0,91; Mg>0,32): Phải ngừng bón phân và xem xét yếu tố liên kết và đối kháng, độc tố trong đất để quyết định công thức phân bón phù hợp.

-Mức cân bằng (N=3,4; P=0,22; K=1,2; Ca=0,7; Mg=0,25): Không cần bón hoặc bón ở mức tối thiểu.

- Mức thấp hơn cân bằng: Là mức thiếu hoặc rất thiếu thì phải bón bổ sung ngay, phần lớn đất cao su hiện nay đang ở mức này.

Để dễ dàng cho việc sử dụng phân bón theo nhu cầu của cây cao su, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất loại phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên cho cây cao su. Bón loại phân này cây trồng không những được cung cấp cân đối, đồng thời các chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali mà còn được cung cấp bổ sung thêm các chất trung lượng như canxi, magiê, silíc và các chất vi lượng bo, đồng, côban, molipđen… rất cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón khác không có. Đặc biệt phân Văn Điển có pH từ 8- 8,5 nên có tác dụng khử chua (nồng độ pH cao) mà không cần phải bón vôi.

Phân bón cho cây cao su thời kỳ kinh doanh

Phân đa yếu tố NPK chuyên bón cho cây cao su : Phân NPK 12.8.12 (N=12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; MgO = 8%; CaO = 15%; SiO2 = 13%; S = 3%) với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 71%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S), trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn…

Cây cao su được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khoẻ, thân vỏ bóng, nhanh liền sẹo, đường kính thân phát triển nhanh, nhựa dẻo, có bộ lá dày giúp khả năng quang hợp tốt hơn, tích luỹ nước và cho nhiều nhựa; tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của thời tiết, không có hiện tượng sốc thời tiết. Phân bón Văn Điển không gây độc cho đất, không gây ô nhiễm môi trường.

Quy trình bón phân

+ Yêu cầu: Bón phân phải dựa trên kết quả theo dõi năng suất, sinh trưởng của cây cao su và thành phần dinh dưỡng có trong đất, lá, mủ qua phân tích.

+ Thời vụ bón phân: Bón 2 lần trong năm: Đầu mùa mưa (tháng 3, 4) và cuối mùa mưa (tháng 8 – 9).