Thành phẩm

Cao su thành phẩm

Khai thác

Phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ khai thác mủ cao su

Chế biến

Kỹ thuật, công nghệ chế biến mủ cao su

Trồng cao su

Kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác rừng cao su

Vật liệu cao su

Các loại vật liệu từ cao su

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Bón phân NPK Văn Điển cho cây cao su

Bón phân NPK Văn Điển cho cao su - Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây cao su. Các nhà khoa học đưa ra các ngưỡng, lấy kết quả từ phân tích dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg trong lá để biết được cây cao su trên từng loại đất thừa và thiếu loại dinh dưỡng nào.

 Bón phân NPK Văn Điển cho cao su


Nhu cầu dinh dưỡng

Hiện nay cây cao su được mở rộng phát triển từ phía Nam lên tới tận các tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích 0,5 triệu ha trên các loại đất có tầng canh tác từ >0,6m.

Tầng canh tác đất chủ yếu là bazan xám, đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến, đất xám phát triển trên đá granit, đá gốc làm cho bộ rễ không ăn được sâu, nghèo lân dễ tiêu, sắt nhôm di động cao do đất bị khai thác trồng sắn, nương rẫy cũ bị xói mòn trôi rửa, có khả năng giữ chặt lân khi bón những loại lân dễ tan trong nước vào đất, làm giảm hiệu lực của phân lân, nhiều vùng đất chua pH thấp 3,8- 4,2 lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, bo và những chất vi lượng.

Nghiên cứu cho thấy, cây cao su phát triển được trên đất có pH từ 4,5 – 7, tối ưu là 5,0 – 6,5.
Bón NPK Văn Điển cho cao su

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây cao su khoẻ, nhựa dẻo…

Cây cao su sử dụng rất nhiều chất dinh dưỡng, ngoài lượng lớn (phân đa lượng) là đạm (N), lân (P), kali (K), các chất dinh dưỡng khác (trung và vi lượng) cũng không thể thiếu như canxi (CaO); magiê (MgO); kẽm, mangan, bo…

Thiếu chúng sẽ hạn chế năng suất và chất lượng mủ. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây cao su. Để biết được cây cao su trên từng loại đất thừa và thiếu loại dinh dưỡng nào, các nhà khoa học đưa ra các ngưỡng, lấy kết quả từ phân tích dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg trong lá theo mức thừa, cân bằng, thiếu và rất thiếu (%):

- Mức thừa (N>3,74; P>0,26; K>1,5; Ca>0,91; Mg>0,32): Phải ngừng bón phân và xem xét yếu tố liên kết và đối kháng, độc tố trong đất để quyết định công thức phân bón phù hợp.

-Mức cân bằng (N=3,4; P=0,22; K=1,2; Ca=0,7; Mg=0,25): Không cần bón hoặc bón ở mức tối thiểu.

- Mức thấp hơn cân bằng: Là mức thiếu hoặc rất thiếu thì phải bón bổ sung ngay, phần lớn đất cao su hiện nay đang ở mức này.

Để dễ dàng cho việc sử dụng phân bón theo nhu cầu của cây cao su, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất loại phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên cho cây cao su. Bón loại phân này cây trồng không những được cung cấp cân đối, đồng thời các chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali mà còn được cung cấp bổ sung thêm các chất trung lượng như canxi, magiê, silíc và các chất vi lượng bo, đồng, côban, molipđen… rất cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón khác không có. Đặc biệt phân Văn Điển có pH từ 8- 8,5 nên có tác dụng khử chua (nồng độ pH cao) mà không cần phải bón vôi.

Phân bón cho cây cao su thời kỳ kinh doanh

Phân đa yếu tố NPK chuyên bón cho cây cao su : Phân NPK 12.8.12 (N=12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; MgO = 8%; CaO = 15%; SiO2 = 13%; S = 3%) với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 71%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S), trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn…

Cây cao su được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khoẻ, thân vỏ bóng, nhanh liền sẹo, đường kính thân phát triển nhanh, nhựa dẻo, có bộ lá dày giúp khả năng quang hợp tốt hơn, tích luỹ nước và cho nhiều nhựa; tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của thời tiết, không có hiện tượng sốc thời tiết. Phân bón Văn Điển không gây độc cho đất, không gây ô nhiễm môi trường.

Quy trình bón phân

+ Yêu cầu: Bón phân phải dựa trên kết quả theo dõi năng suất, sinh trưởng của cây cao su và thành phần dinh dưỡng có trong đất, lá, mủ qua phân tích.

+ Thời vụ bón phân: Bón 2 lần trong năm: Đầu mùa mưa (tháng 3, 4) và cuối mùa mưa (tháng 8 – 9).

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Cao su tổng hợp là gì?

Cao su tổng hợp là chất dẻo co giãn tạo ra bởi mpptj loạt các phải ứng trùng hợp và là vật liệu thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng

Cao su tổng hợp là gì?

Cao su tổng hợp là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn. Một chất co giãn là vật chất có đặc tính cơ học là chịu được sức ép thay đổi hình dạng hơn phần lớn các vật chất khác mà vẫn phục hồi hình dạng cũ. Cao su tổng hợp được dùng thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng, khi mà những đặc tính ưu việt của nó phát huy tác dụng.

Phản ứng điều chế cao su tổng hợp

Cao su tổng hợp được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bao gồm isopren (2-methyl-1, 3-butadien), 1,3-butadien, cloropren (2-cloro-1,3-butadien) và isobutylen (methylpropen) với một lượng nhỏ phần trăm isopren cho liên kết chuỗi. Thêm vào đó, các cấu trúc đơn này có thể trộn với các tỷ lệ mong muốn để tạo phản ứng đồng trùng hợp mà kết quả là các cấu trúc cao su tổng hợp có các đặc tính vật lý, cơ học và hóa học khác nhau.

Năm 1879, Bouchardt chế tạo được một loại cao su tổng hợp từ phản ứng trùng hợp isopren trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học Anh và Đức sau đó, trong thời gian 1910-1912, phát triển các phương pháp khác cũng tạo ra chất dẻo từ isopren.

Nhu cầu cao su tổng hợp

Từ những năm 1890, khi các phương tiện giao thông đường bộ sử dụng bánh hơi ra đời, nhu cầu cao su tăng lên rất nhanh. Các vấn đề chính trị khiến cho giá cao su tự nhiên dao động rất lớn. Nguồn cung thiếu hụt, đặc biệt là trong những năm chiến tranh đưa đến nhu cầu phải tạo ra cao su tổng hợp.

Nguồn cung cao su tổng hợp

Đức là quốc gia đầu tiên thành công trong việc sản xuất cao su tổng hợp ở quy mô thương mại. Việc này diễn ra trong Thế chiến thứ nhất, khi nước này không tìm đủ nguồn cao su tự nhiên. Cao su tổng hợp này có cấu trúc khác với sản phẩm của Bouchardt, nó dựa trên sự trùng hợp butadien là thành quả của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học Nga Sergei Lebedev. Khi chiến tranh chấm dứt, loại cao su này bị thay thế bằng cao su tự nhiên, mặc dầu vậy các nhà khoa học vẫn tiếp tục công cuộc tìm kiếm các chất cao su tổng hợp mới và các quy trình sản xuất mới. Kết quả của những nỗ lực này là phát minh ra cao su “Buna S” (Cao su styren-butadien). Đây là sản phẩm đồng trùng hợp của butadien và styren, ngày nay, nó chiếm một nửa sản lượng cao su tổng hợp toàn cầu.

Cho đến năm 1925, giá cao su tự nhiên đã tăng đến ngưỡng mà rất nhiều công ty bắt đầu tìm kiếm các phương pháp sản xuất cao su nhân tạo nhằm cạnh tranh với sản phẩm thiên nhiên. Ở Mỹ, quá trình tìm kiếm tập trung vào các nguyên liệu khác với những gì đang được nghiên cứu ở Châu Âu. Hãng Thiokol bắt đầu bán cao su tổng hợp Neoprene năm 1930. Hãng DuPont, dựa trên kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Nieuwland cũng tung ra thị trường loại cao su tương tự năm 1931.

Sản lượng cao su tổng hợp

Sản lượng cao su tổng hợp của Hoa Kỳ tăng rất nhanh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai bởi Phe Trục phát xít kiểm soát gần như toàn bộ nguồn cung cấp cao su tự nhiên của thế giới - Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Đông Á. Những cải tiến nhỏ của quá trình chế tạo cao su nhân tạo tiếp diễn sau chiến tranh. Đến đầu những năm 1960, sản lượng cao su tổng hợp đã vượt qua cao su tự nhiên.

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Đặc tính của cây cao su

Đặc tính của cây cao su - Cao su là một loài cây độc có chiều cao khoảng 20m cho thu hoạch 9/12 tháng.
Đặc điểm cơ bản
Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vìhoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.


Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.

Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm.

Thời gian thu hoạch

Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết. 





Kỹ thuật cạo mủ cao su quyết định năng xuất mủ cao su
Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường Cạo mủtừ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su, bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng.
Độc tính
Cây cao su là một loại cây độc, mủ của cây là một loại chất độc có thể gây ô nhiễm nguồn nước khu vực rừng đang khai thác, nó còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài.

Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở gần rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Cây cao su

Cao su là một loại cây thân gỗ có giá trị kinh tế cao, cho thu hoạch sau 5 - 6 năm, và ngừng sản xuất mủ khi đạt độ tuổi 26 - 30 năm.

 Rừng cây cao su

 Rừng cây cao su

Cao su (danh pháp hai phần: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.

 Cây cao su đang khai thác mủ


Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.

Xem thêm:
  • Lịch sử cây cao su
http://vatlieuak.com/